Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM419

Tác giả: Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Võ Văn Quang, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Đào Trọng Tuấn, Nguyễn Minh Cường, Trần Công Khanh, Nguyễn Văn Bộ, Hernan Ceballos, Manabu Ishitani.
Nguồn: Trong sách Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp lần thứ 18. Chuyên đề:Một số giải pháp phát triển sắn bền vững. Tây Ninh ngày 26-8-2013, trang 58-83.
 Địa chỉ liên hệ: 1)Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh (NLU), Linh Trung, Thủ Đức,TP. Hồ Chí Minh; Website: http://cayluongthuc.blogspot.com http://foodcrops.vn; Email: hoangkim@hcmuaf.edu.vn, 2)Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (TUAF), xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên; http://www.tuaf.edu.vn/ 3)Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS), 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; http://www.iasvn.org.vn 4)Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội, http://www.vaas.org.vn 5)Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT), A.A. 6713 Cali, Colombia http://www.ciat.cgiar.org

Tóm tắt
Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ cặp lai BKA900 x [KM 98-5 x KM98-5] tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệp Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) năm 2003. Việc khảo sát tập đoàn, so sánh, khảo nghiệm, nhân và trình diễn giống được thực hiện bởi Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Mạng lưới Sắn Việt Nam. Giống sắn KM 419 có đặc điểm: thời gian sinh trưởng 7-10 tháng, năng suất củ tươi 36,9 tấn / ha, hàm lượng tinh bột 28,3%, năng suất tinh bột 10,4 tấn /ha, (so với KM94 đạt năng suất củ tươi 29,3 tấn/ ha, hàm lượng tinh bột 28,2 %, năng suất tinh bột 8,2 tấn/ ha). Giống sắn KM419 cây cao vừa phải, thân thẳng, tán gọn, nhặt mắt, lá xanh đậm, ngọn xanh, cọng phớt đỏ, dạng củ đồng đều, thịt củ màu trắng, thích hợp với chế biến và thị trường; nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh cháy lá. Giống sắn KM419 được phát hiện từ đánh giá nguồn gen 37.210 hạt giống sắn lai hữu tính tại Việt Nam, 24.073 hạt giống sắn nhập nội từ CIAT, 38 giống sắn tác giả nhập nội, 31 giống sắn địa phương. Giống sắn KM 419 hiện được trồng ước trên 8.000 ha ở các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Kon Tum, Bắc Thái, Yên Bái, … Mondunkiri, Kratie, Kampong Cham. Giống KM419 được nông dân các địa phương ưa chuộng và phát triển nhanh trong sản xuất với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm.
Tham khảo thêm tại: http://cayluongthuc.blogspot.com/2013/09/ket-qua-chon-tao-va-phat-trien-giong.html